Sáng ngày 6/4/2023, Tổ Ngữ văn - trường THPT Trần Nhân Tông đã tổ chức buổi học chuyên đề “Tìm hiểu về diễn xướng dân gian ở Nam Bộ” đem đến cho học sinh những kiến thức cơ bản và cảm hứng để tìm hiểu về văn hóa dân gian của miền Nam.
Cải lương thường được xem là nghệ thuật của người già. Đôi khi người trẻ ít mặn mà vì chưa hiểu sâu, hiểu hết những giá trị giáo dục sâu xa mà nghệ thuật này mang lại. Chính vì vậy, việc đưa nghệ thuật này đến với học sinh mang đến rất nhiều giá trị, để loại hình nghệ thuật này được giới thiệu rộng rãi hơn đến công chúng trẻ, từ đó để các em biết giữ gìn và bảo tồn.
Trong chương trình thầy và trò trường THPT Trần Nhân Tông đã dàn dựng, lồng ghép nhiều bài ca cổ, trích đoạn cải lương,...để các em học sinh được trực tiếp thưởng thức và cảm nhận cái hay, nét đẹp của nghệ thuật cải lương. Bên cạnh đó, các em được trải nghiệm tập bài cơ bản của cải lương đó là bài “Lồng bản Long Hổ hội”, tham gia chơi trò chơi đố lý – đây là những giai điệu đã ăn sâu và rất quen thuộc trong đời sống của người dân.
Học sinh hiện nay lớn lên trong thời đại công nghệ đầy đủ, chỉ cần dùng điện thoại thông minh là có thể tìm kiếm tất cả những gì mình muốn biết. Nhưng để hiểu sâu thì phải có những buổi sinh hoạt ngoại khóa chuyên đề ý nghĩa như thế này.
Đối với chuyên đề ý nghĩa này, giúp các em học sinh hiểu rõ hơn vì sao bộ môn nghệ thuật đờn ca tài tử - cải lương Nam Bộ được UNESCO vinh danh là di sản phi vật thể đại diện nhân loại, sự hình thành của bộ môn được xem là viên ngọc quý của nghệ thuật dân tộc, đó là cải lương. Sự độc đáo của bộ môn nghệ thuật này sẽ bất biến theo thời gian khi có sự tiếp sức gìn giữ, nâng niu của thế hệ khán giả trẻ chính là các em học sinh – thế hệ tương lai của đất nước.
Một số hình ảnh của tiết chuyên đề: