HỌC SINH BÂY GIỜ, LÀM GÌ MÀ DỄ STRESS THẾ?


Bài viết mà mỗi học sinh đều sẽ muốn cho đưa cho phụ huynh đọc.

Dạo gần đây, mỗi mùa nhập học và thi cử lên cao điểm, đọc được các bản tin các em đang thể hiện chống đối lại phụ huynh, thể hiện chán ghét học hành bằng những phản ứng tiêu cực, thậm chí là dại dột mà cánh nhà giáo không khỏi đau lòng. Từ bao giờ, việc học lại trở thành thứ nghĩa vụ nặng nề đến thế? Từ bao giờ, những kỳ thi lại đủ sức khiến một người còn chưa kịp trưởng thành làm ra những chuyện người trưởng thành còn chưa dám nghĩ đến.

Mọi người bảo: Giới trẻ bây giờ, sao mà dễ stress, dễ trầm cảm thế?

Mọi người cũng bảo là: Hồi ấy mình chỉ mong được đi học, mỗi bữa có áo trắng cơm canh đủ đầy đã là một điều hạnh phúc.

Hồi ông bà ta, ngồi lớp học nỗi lo lớn nhất chính là bom rơi đạn lạc không biết phải chạy hướng nào. Những tưởng những điều ấy đủ sức đánh bật sức chịu đựng của nhiều người, nhưng lại chả thấy ai bị trầm cảm cả?

" Mong rằng quý phụ huynh đọc được những dòng này, thấu hiểu sự khác biệt về thế hệ và cảm thông cho những áp lực riêng của học sinh thời hiện đại."

Giới trẻ ngày nay sinh ra đã đủ đầy, có thể trong mắt các bậc cha ông, họ là những người có sức chịu đựng trước những áp lực kém xa thế hệ trước . Nhưng có những nỗi căng thẳng vô hình không đến từ sự thiếu thốn vật chất, mà từ những kỳ vọng quá lớn có thể thế hệ cũ chưa bao giờ phải trải qua.

Kỳ vọng từ xã hội – Ở kỳ nguyên tiếp xúc với khoa học công nghệ ngay từ khi còn rất nhỏ, các em buộc phải đi trước một bước trong thời đại số, cố gắng hơn rất nhiều với khối lượng kiến thức nhiều hơn. Mùa hè không hẳn là mùa nghỉ ngơi, giờ đến lớp không chỉ gói gọn vào tiếng chuông vào lớp và tan trường nữa. Thời khóa biểu của các em giăng kín những tiết học hè, học thêm, học rèn luyện thêm. Đôi khi, là một bộ môn mà các em biết mình không cần rèn luyện ngày đêm vẫn là điểm khá, nhưng mà điểm khá vẫn như còn chưa đủ.

Kỳ vọng từ gia đình & trường học – Các em bị gắn trong những ước mơ cha mẹ chưa hoàn thành, trọng trách nở mày nở mặt, kịp bạn kịp bè. Lấy chiếc bằng khen về trở thành thành tích của phụ huynh.

Các em lạc trong sự cứng nhắc đến khó thở của môi trường giáo dục cũ với rất nhiều kiến thức mới. Không có ai chỉ cho các em cách thoát ra khỏi những tập đề cương dày cộm trước lịch kiểm tra và thi cử dày đặc.

Các em phát triển sớm hơn, đồng nghĩa với việc tiếp xúc với bạn bè và thầy cô sẽ có nhiều vấn đề trong môi trường học hơn, vậy mà đáp lại các em chỉ là những con số thể hiện hạnh kiểm và điểm thi trên những trang giấy trắng. Còn tuổi học trò có ý nghĩa không, chẳng ai hỏi đến cả.

Mục đích của giáo dục hiện đại, là khiến con người ta tìm thấy bản thân của tương lai và hướng về chữ ‘nhân”.

Các em có thể làm nhiều ngành nghề, với các vị trí và mức thu nhập khác nhau, chỉ cần bản thân cảm thấy hạnh phúc và phù hợp.

Các em có thể thua bạn mình 2 điểm phẩy trên trang giấy, nhưng về đích trước bạn mình 2 phút trên đường bơi. Không có ai nhìn vào các dạng trí thông minh khác của các em, bảo rằng các em cũng đã cố gắng hết sức và tài năng của các em khác biệt và khó đo lường hơn kiến thức phổ thông rất nhiều.

Lắng nghe là một bài toán khó, vì khó nên nhiều bậc phụ huynh giải hoài vẫn chưa được. Đó là lý do trường cấp 3 là một quyết định thực sự quan trọng, trong giai đoạn.

Đừng để việc thi trượt vào trường điểm là một điều quá kinh khủng đến quên ngủ quên ăn, các em có những thất bại trong suốt con đường đời của mình. Điều quan trọng là luôn có một cánh cửa khác mở ra và các em làm gì với cánh cửa đó. Một học sinh không học đại học đi làm sớm nhưng thu nhập cao hơn người có 2 tấm bằng thạc sĩ là chuyện có tồn tại. Chúng tôi không vẽ ra một tương lai tươi sáng dù lười biếng ý lại, mà dạy các em rằng chỉ cần có nỗ lực, điểm xuất phát không có quyền quyết định các em là ai trong cuộc đời này.

Mạnh dạn đi theo con đường của mình, bỏ qua gánh nặng thi cử vào một môi trường tư duy mở phù hợp để có thể phát triển toàn diện hơn, năng động hơn, để chúng tôi hướng dẫn các em làm gì với mỗi cánh cửa mà các em chọn, và để mỗi ngày đi học là một niềm vui. Bắt đầu từ hôm nay.

 

 

 

.

 
Facebook Comments